Khi con trẻ lạm dụng việc khóc lóc để đưa ra các yêu cầu vô lý, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp. Ảnh: T.Q.
Trẻ em không phải sinh ra đã khỏe mạnh về cảm xúc, trẻ phải được tôi luyện. Trẻ cần được nuôi dưỡng và dạy bảo các kỹ năng xác định cảm xúc của mình và thể hiện ra theo cách tích cực, từ đó, trẻ có thể kết nối với những người khác theo cách thông minh về cảm xúc.
Nhưng trước khi bắt đầu tìm hiểu về các cảm xúc của mình một cách nghiêm túc, trẻ thường phản ứng một cách đầy cảm tính. Điều này tạo ra hiệu ứng lan tỏa về các vấn đề cho cha mẹ, thầy cô và bất cứ ai xung quanh trẻ, thậm chí cả những người hàng xóm đang chỉ muốn được yên thân.
Nhưng một khi trẻ học được cách chậm lại, bình tĩnh và đưa ra các lựa chọn thông minh hơn khi đối mặt những cảm giác mãnh liệt của mình, sự thay đổi sẽ xuất hiện. Trẻ sẽ học cách thể hiện sự tự chủ và thấu hiểu các cảm xúc khác nhau của mình. Trong cuộc hành trình này, bốn kỹ năng về bức tranh toàn cảnh sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn về cảm xúc và có khả năng: Chú ý, phản hồi (chứ không phản ứng lại), tạm ngừng lại, đưa ra lựa chọn thông minh.
Mặc dù những bước này nghe có vẻ đơn giản, chúng không hề dễ. Chúng đòi hỏi sự luyện tập và kiên nhẫn ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng chúng có thể áp dụng được cho bất kỳ đứa trẻ nào.
Một số khoảnh khắc đòi hỏi chúng ta phải để ý hoàn toàn, ví dụ như phải xếp được con gà tây trong ngày lễ Tạ ơn lên bàn theo đúng tư thế trồng cây chuối của yoga. Nhưng trong thực tế, việc tập trung và để ý tới mọi thứ mình làm mà không có sự phán xét nào cùng với sự hiện diện toàn hảo của chính mình trong giây phút ấy được gọi là chánh niệm.
Chính việc này có thể giúp chúng ta đưa ra các lựa chọn thông minh hơn. Điều tương tự cũng đúng với trẻ em, đặc biệt khi nói đến các cảm xúc.
Bé Jimmy, năm tuổi, có một chút khó chịu khi em gái giành lấy đồ chơi. Sự cáu kỉnh của cháu tăng lên khi anh trai, Jack, chẳng may va vào và làm đổ cái tháp cháu mất công xây dựng.
Jimmy không hề có thói quen chú ý xem cơ thể mình cảm thấy ra sao, do đó, trước khi mọi người kịp phản ứng, cháu đã la hét và dậm chân điên cuồng quanh phòng khách. Chúng ta có thể ngăn chuyện này xảy ra, nhưng câu hỏi là: bằng cách nào?
Bước đầu tiên là giúp Jimmy học cách điều chỉnh dấu hiệu cơ thể truyền về khi bản thân chỉ mới cảm thấy hơi hơi khó chịu, trước khi sự giận dữ điên cuồng xuất hiện. Cháu cần phát hiện ra các cảm xúc của mình khi chúng phát triển, sau đó học cách thể hiện ra thật tích cực.
Những cách khác để thể hiện các cảm xúc của mình (bên cạnh việc gào thét) có thể là: Nói chuyện với bố mẹ, bỏ ra ngoài chơi, nói ra bản thân muốn gì: “Đừng làm đổ đồ chơi của em!”.
Cứ cho là năm tuổi vẫn còn bé để bắt đầu làm chủ cảm xúc, nhưng điều này không hẳn là bất khả thi. Trẻ ở lứa tuổi đó đang xây dựng từ vựng về cảm xúc và học cách xác định không chỉ các cảm xúc cụ thể và ý nghĩa của các cảm xúc là gì, mà còn về nơi trẻ cảm thấy cảm xúc đó xuất hiện ở đâu trên cơ thể của mình.
Việc giúp Jimmy bắt đầu nhận ra một loạt cảm xúc mãnh liệt, như sự tức giận chẳng hạn, khi nó còn trong trứng nước (khó chịu, thất vọng và ức chế) chính là điểm bắt đầu của nhận thức về loại cảm xúc đó.
Như chúng ta thấy, chú ý tới cảm giác của bản thân là chủ đề xuyên suốt của cuốn sách này. Mặc dù nhiều trẻ có khuynh hướng cảm tính bắt đầu trong khi chẳng có kỹ năng nào, trẻ rõ ràng có thể học được các kỹ năng đó.
" alt=""/>Dạy con làm chủ cảm xúcSức khỏe Anh Vũ ổn định sau 2 năm điều trị ung thư. Ảnh: Anh Vũ.
"Tôi giảm 10 kg so với trước"
Anh Vũ kể với Zing,một năm qua, sức khỏe của nam người mẫu ổn định trở lại. Sau nhiều lần hóa trị, xạ trị và phẫu thuật tinh hoàn phải vào năm 2020, khối u trong cơ thể đã không còn.
Hiện tại, anh tiến hành thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ điều trị và không phải uống thuốc.
"Bác sĩ dặn tôi phải theo dõi tình hình và giữ gìn sức khỏe tốt nhất có thể. Tôi cảm thấy mừng vì chữa bệnh thành công dù phát hiện bệnh đã ở bước đầu của giai đoạn 4", anh cho biết.
Theo nam người mẫu, từ sau khi mắc bệnh ung thư, anh thay đổi hoàn toàn chế độ ăn và sinh hoạt. Cụ thể, Anh Vũ thường xuyên tập thể dục và hạn chế ăn các món chế biến từ thịt đỏ, đường. Anh cũng cố gắng ngủ đủ giấc và sinh hoạt khoa học.
"Trước đây, tôi có thể ăn tất cả món mình muốn. Tôi thích đồ nướng và nước ngọt nhưng giờ thì không thể được. Thực ra, việc hạn chế thịt đỏ và các món có nhiều đường cũng tốt cho người bình thường, không chỉ là bệnh nhân ung thư. Những người xung quanh tôi đều cố gắng theo đuổi chế độ ăn healthy để giữ gìn sức khỏe", nam người mẫu nói.
Theo Anh Vũ, từ khi mắc bệnh đến nay, anh giảm khoảng 10 kg. Tuy nhiên, anh hài lòng với hình thể hiện tại.
"Khi chưa mắc bệnh, tôi có cân nặng dao dộng từ 80-82 kg. Sau hai năm, tôi còn khoảng 71 kg, không béo, không gầy", Anh Vũ tiết lộ.
Kể từ khi điều trị ung thư dứt điểm, anh trở lại với nhịp sống thường nhật và công việc. Hiện, người mẫu 26 tuổi làm huấn luyện viên thể hình tại một trung tâm tại Hà Nội. Ngoài ra, anh còn nhận làm người mẫu ảnh.
Thời gian qua, do đại dịch Covid-19, công việc của anh cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.
"Tôi mong muốn dịch bệnh được kiểm soát, giới thời trang tổ chức nhiều show diễn hơn để tôi có cơ hội tham gia. Được đứng trên sàn diễn là niềm yêu thích từ xưa đến nay của tôi", anh bày tỏ.
"Tôi từng suy nghĩ tiêu cực"
Học trò Thanh Hằng cho biết trong quá trình điều trị bạo bệnh, mẹ là người ở bên chăm sóc và động viên anh. Bà nấu nhiều món ngon và lo lắng mọi thứ để anh an lòng chữa trị.
"Tôi thương và biết ơn mẹ nhiều lắm. Mẹ ở bên những lúc con trai khó khăn, đau đớn nhất. Bây giờ dù sức khỏe tôi tạm ổn nhưng mẹ vẫn rất lo lắng. Mẹ không bao giờ nói ra hay thể hiện cảm xúc vì sợ tôi bị ảnh hưởng tâm lý", người mẫu 26 tuổi tâm sự.
Mẹ Anh Vũ đã nghỉ hưu. Bà dành hết thời gian để chăm sóc, đồng hành cùng con trai. Thu nhập chính trong gia đình phụ thuộc vào công việc huấn luyện viên thể hình của Anh Vũ.
"Trong quá trình tôi chữa bệnh, có sự hỗ trợ về mặt tài chính của người thân, họ hàng và nhiều đồng nghiệp. Họ chính là động lực để tôi cố gắng từng ngày. Những tình cảm đó tôi luôn ghi nhớ trong lòng".
Về phía nam người mẫu, anh cũng giữ tâm thế lạc quan, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong quá trình chống chọi với ung thư.
"Khi phát hiện mắc ung thư thì xác định là thời gian sống không còn dài, bệnh nhân nào cũng chán nản, suy sụp. Tôi cũng từng có lúc gặp tâm lý tiêu cực và phải tự đấu tranh với bản thân. Sau thời gian đó, tôi nhận ra nếu cứ buồn bã, bi quan mọi việc càng tệ hơn. Tôi cũng không muốn truyền năng lượng tiêu cực đến mẹ và những người xung quanh mình".
"Căn bệnh của tôi đã tạm ổn nhưng không biết nó sẽ tái phát lúc nào. Ung thư mà. Vì thế, tôi luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu", anh nói.
(Theo Zing)
Hoàng Gia Anh Vũ tâm sự gia đình đã sốc khi biết tin anh bị bệnh. Sức khỏe người mẫu đã tạm ổn sau 6 đợt hóa trị.
" alt=""/>Người mẫu Anh Vũ: 'Tôi giảm 10 kg khi bị ung thư'